Chiến tranh thế giới thứ hai Iosif_Vissarionovich_Stalin

Bài chi tiết: Chiến tranh Xô-Đức

Phân chia ảnh hưởng và sáp nhập các nước Baltic

Trong các năm 1936-1937, Liên Xô đã giúp đỡ những người Cộng hòa Tây Ban Nha chống lại chế độ Franco được Adolf Hitler bảo trợ nhưng lại không được Anh, Pháp ủng hộ tích cực. Ngược lại, từ tháng 11 năm 1937, Anh-Pháp đã mở nhiều cuộc hội đàm với các thủ lĩnh Đức Quốc xã tại Obersanzberg. Họ cho rằng chế độ của Hitler đã trở thành thành trì chống chủ nghĩa Bolshevik và đã đến lúc có thể tiến hành cuộc "thập tự chinh" mới về phương Đông. Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức Quốc xã thôn tính Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này[172] thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói: "Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược".[173]

Hiệp định Munich 1938 không chỉ mở đường cho nước Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc mà còn "bật đèn xanh" cho quân đội Đức tại Đông Phổ chiếm vùng Klaipeda của Litva và khuyến khích nước Ý phát xít của Benito Mussolini xâm lược Albania. Tháng 4 năm 1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn nền an ninh tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và Pháp, thành thực tìm kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu và Đông Âu nhưng họ đã vấp phải sự lạnh nhạt của các chính phủ Anh và Pháp. Chính thái độ này của Anh và Pháp đã khuyến khích các nước Đức, Ý, Nhật ký kết với nhau tại Berlin bản "Hiệp ước chống quốc tế cộng sản" ngày 27 tháng 9 năm 1940. Toàn bộ tình hình trên đã buộc chính phủ Liên Xô phải có những hành động kiên quyết trong việc tìm con đường để đảm bảo cho nền anh ninh đất nước. Con đường đó là con đường lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù, khi Liên Xô quyết định chấp nhận đề nghị của Đức Quốc xã ký với họ hiệp ước không xâm lược lẫn nhau.[174]

Trong khi đó, hính sách của Ba Lan được nhà báo kiêm sử gia người Mỹ William Shirer mô tả là "tương đương với sự tự sát". Quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã đóng băng kể từ Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), trong đó Ba Lan đã chiếm nhiều vùng đất thuộc Nga và có khoảng 6 triệu dân Belarusia và Ukraina (là người dân thuộc Nga) đã phải sống trên lãnh thổ Ba Lan. Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính sách của Ba Lan tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô. Như vậy, theo Shirer, Ba Lan đã có một đường biên giới "không thể chấp nhận" đối với cả Đức và Liên Xô, trong khi họ không đủ mạnh để có thể "tranh chấp với hai người láng giềng" cùng một lúc.[175]

Theo Nghị định thư tối mật giữa Liên Xô và Đức, hai nước này chia nhau vùng ảnh hưởng ở miền Đông Âu. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan, chính thức khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.[176] Ngày 17 tháng 9, Stalin cho Hồng quân tràn vào miền Đông Ba Lan để thu hồi những lãnh thổ bị mất trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921).[177][178] 11 ngày sau đó, nghị định thư tối mật được sửa đổi, cho phép Hitler nắm phần lãnh thỗ Ba Lan lớn hơn, đổi lại Liên Xô thu được phần lớn Litva.[179]

Liên Xô bắt đầu tấn công Ba Lan vào ngày 17 tháng 9 theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Hồng quân tiến nhanh chóng và gặp ít kháng cự,[180] bởi các lực lượng Ba Lan đối mặt với họ nhận được lệnh không tham chiến với quân Liên Xô. Khoảng 250.000[181][182]-454,700[183] binh sĩ và cảnh sát Ba Lan đã bị bắt làm tù binh và bị chính quyền Liên Xô giam giữ. Khoảng một nửa số tù binh được trả tự do hoặc trốn thoát, trong khi 125.000 người bị giam tại các trại do NKVD điều hành.[181] Trong số đó, có 42.400 binh sĩ, chủ yếu là người thuộc sắc tộc UkrainaBelarus phục vụ trong quân đội Ba Lan và sống tại các lãnh thổ cũ của Ba Lan khi ấy đã bị Liên Xô sáp nhập, và được thả ra vào tháng 10.[182][184][185] 43.000 binh sĩ sinh ra tại Tây Ba Lan, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Đức, được chuyển cho người Đức; đổi lại người Liên Xô nhận được 13.575 tù nhân Ba Lan từ phía Đức.[182][185]

Tù binh Ba Lan bị Hồng quân bắt giữ trong cuộc tấn công Ba Lan

Ngoài những quân nhân và viên chức chính phủ, các công dân Ba Lan khác cũng bị trấn áp nếu bị kết tội chống chính quyền. Hàng ngàn thành viên giới trí thức Ba Lan cũng bị bắt giam vì bị kết án là "nhân viên tình báo, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sưthầy tu."[181] Bởi hệ thống đăng lính của Ba Lan yêu cầu tất cả những người tốt nghiệp đại học không thuộc diện miễn trừ phải đăng ký làm sĩ quan dự bị,[186] NKVD đã bắt giữ một lượng lớn giới trí thức Ba Lan.[f] Theo những ước tính của Viện Tưởng niệm Quốc gia (IPN), khoảng 320.000 công dân Ba Lan đã bị trục xuất sang Liên Xô (con số này bị một số nhà sử học, những người ủng hộ ước tính cũ khoảng 700.000-1.000.000 người, nghi ngờ). Theo Tadeusz Piotrowski, "...trong cuộc chiến và sau năm 1944, 570.387 công dân Ba Lan đã là đối tượng của một số hình thức trấn áp chính trị của Liên Xô][187]

Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc xã tấn công Ba Lan.[188] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra vụ xử bắn hàng loạt tại Katyn.[188] Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[188] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong trại tù của người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

Chính quyền Liên Xô tuyên bố hành động của mình là để bảo vệ người UkrainaBelarus (những dân tộc Đông Slav có quan hệ gần gũi với người Nga và xem chính phủ Ba Lan như kẻ chiếm đóng) sống ở phía đông của Ba Lan[189][190] Những người gốc Ukraina và Belarus đã hoan nghênh Hồng quân vì họ và dân tộc Nga có quan hệ gần gũi (nhóm chủng tộc đông Slav) và cùng thuộc về Đế quốc Nga trước kia. Trong chiến dịch Ba Lan, Liên Xô ít gặp chống cự vì người gốc Ukraina và Belarus chiếm đa số tại đây, họ coi Hồng quân là người giải phóng đã giúp họ rửa mối thù bị Ba Lan chiếm đóng để trở về với "Đất mẹ Nga". Cuộc tấn công của Liên Xô, mà Bộ Chính trị và nhân dân Liên Xô, Ukraina và Belarus gọi là "chiến dịch giải phóng Tây Belarus và Tây Ukraina", đã dẫn đến việc hợp nhất hàng triệu người Ukraina và Belarusia cũng như người gốc Ba Lan vào các nước cộng hòa UkrainaByelorussia.[191]

Những thay đổi lãnh thổ được hoạch định và trên thực tế ở miền Đông và Trung Âu 1939–1940 theo thỏa thuận Xô-Đức

Sau khi Stalin tuyên bố rằng ông sẽ "giải quyết vấn đề Baltic" vào tháng 6 năm 1940, Litva, Latvia và Estonia được sáp nhập vào Liên Xô, và Liên Xô về cơ bản đã hoàn tất công cuộc thu hồi những lãnh thổ thuộc nước Nga cũ[192][193][194] Sau khi vấp phải sự chống trả quyết liệt trong cuộc tấn công Phần Lan,[195] một hòa ước tạm thời được ký kết, nhượng cho Liên Xô miền đông Karelia (10% lãnh thổ Phần Lan).[195]

Tổn thất lớn dù có ưu thế vũ khí vượt trội so với đối phương trong chiến dịch Phần Lan đã khiến Stalin phải xem lại sự tự tin quá mức của ông ta trước cuộc chiến,[196] và bắt đầu chỉnh đốn việc huấn luyện quân đội và tăng cường các nỗ lực tuyên truyền.[197] Tháng 6 năm 1940, Stalin chi đạo việc thu hồi các miền Bessarabia và bắc Bukovina (bị Romania chiếm năm 1921), tuyên bố rằng miền lãnh thổ Rumani này là một phần của Cộng hòa Xô viết Moldavia thuộc Liên Xô; tuy nhiên bước đi này đã vi phạm nghị định thư Molotov-Ribbentrop.[198]

Stalin và Molotov tại lễ ký kết Hiệp ước Xô-Nhật với Đế quốc Nhật Bản, 1941

Sau khi hiệp ước tay ba lập nên phe trục do Đức, Nhật và Itaia được ký kết, Stalin trao đổi thư từ với Ngoại trưởng Đức Quốc xã Ribbentrop, trong đó Stalin đề nghị đi tới một thỏa thuận xem xét một "cơ sở bền vững" cho "lợi ích tương hỗ" giữa hai bên.[199] Sau một hội nghị ở Berlin giữa Hitler, Molotov và Ribbentrop, Đức đề xuất Liên Xô tham gia vào Phe Trục.[200] Ngày 25 tháng 11, Stalin trở lời tán thành gia nhập Phe Trục, nhưng không được hồi đáp. Ít lâu sau đó, Hitler ban hành một chỉ thị tối mật về việc sẽ xâm lược Liên Xô.[201] Trong một nỗ lực để bày tỏ ý muốn hòa bình với Đức, ngày 13 tháng 4 năm 1941, Stalin chứng kiến lễ ký Hiệp định trung lập với đồng minh Đức là Nhật.[202]

Ngày 6 tháng 5, Stalin thay thế Molotov làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy (tức Thủ tướng). Mặc dù đã từ lâu Stalin là người đứng đầu de facto của chính quyền, ông kết luận rằng những mối quan hệ với Đức Quốc xã đã suy mòn tới độ ông cần phải nắm cả danh nghĩa chính thức để điều hành.[203]

Theo Giáo sư sử học Jeffrey Roberts thuộc Đại học Ailen, chính sách của Liên Xô dựa trên cơ sở tính thực tế mong muốn hạn chế khu vực ảnh hưởng của Đức. Trong đó sẽ ưu tiên đảm bảo nhu cầu về an ninh của quốc gia, chủ yếu là để giữ cho đất nước không bị hút vào cuộc chiến và để hạn chế sự mở rộng của Đức về phía đông.[204] Trong bài diễn văn truyền thanh gửi đến nhân dân Nga ngày 3 tháng 7 năm 1941, Stalin phát biểu:

Chúng ta đã tranh thủ được nền hòa bình cho đất nước ta trong một năm rưỡi, cũng như đã tạo cơ hội chuẩn bị cho các lực lượng của ta nhằm chống lại phát xít Đức vi phạm hiệp ước mà tấn công chúng ta. Đây là cái được của đất nước ta và cái mất của phát xít Đức.

Phát xít Đức tấn công

Vào tháng 6 năm 1941, Đức mở chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô, mở màn cuộc chiến ở mặt trận Phía Đông.[205] Mặc dù đã nhận được sự cảnh báo từ trước, nhưng Stalin vẫn bị bất ngờ trước hành động của Đức.[206] Ông đã thành lập Ủy ban Quốc phòng, trong đó ông là người đứng đầu như người chỉ huy Tối cao[207] đồng thời cũng là Tổng tư lệnh Tối cao của lực lượng vũ trang Xô viết (Stavka),[208] còn Georgy Zhukov được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu Trưởng.[208] Chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của quân Đức đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, không quân Xô viết đã bị thiệt hại nặng chỉ trong vòng hai ngày.[209] Quân Đức dần tiến sâu vào lãnh thổ của liên Xô;[210] chỉ trong một thời gian ngắn Ukraine, Belorussia, và vùng Baltic đã bị Đức chiếm đóng.[208] Trong khi đó những người tị nạn đã tràn vào các thành phố lớn như MoscowLeningrad để thoát khỏi quân đội Đức,[208] mặc dù có một bộ phận công dân Liên Xô — cụ thể là những người không phải dân tộc Nga cũng không phải là người Do Thái — thì chào đón quân đội Đức như những người giải phóng.[208] Đến tháng bảy, lực lượng không quân Luftwaffe của Đức ném bom Moscow,[208] và đến tháng 10 quân Đức đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào thủ đô Moscow.[211] Chính phủ Liên Xô lên kế hoạch sơ tán đến Kuibyshev, mặc dù Stalin quyết định ông vẫn sẽ ở lại Moscow để cổ vũ tinh thần binh sĩ.[212] Bước tiến của quân Đức tới Moscow đã bị chặn lại, và khi mùa đông đến, Hồng quân phản công đẩy lùi quân Đức. Kế hoạch của quân Đức nhằm chiếm đóng Moscow trước mùa đông đã bị phá sản.[208]

Bỏ qua những lời tham mưu của Zhukov và các vị tướng lĩnh khác, Stalin vẫn chủ trương tấn công quân Đức chứ không phòng thủ.[213] Vào tháng 6 năm 1941, ông ra lệnh tiến hành một cuộc tiêu thổ nhằm phá hủy tất cả cơ sở hạ tầng và nguồn cung lương thực trước khi người Đức có thể chiếm giữ chúng,[214] đồng thời ông ra lệnh cho NKVD thanh trừng khoảng 100,000 tù nhân chính trị trong những khu vực mà quân đội Đức tiếp cận.[215] Ngoài ra ông cũng tiến hành thanh lọc bộ máy chỉ huy quân sự, một số chỉ huy cấp cao đã bị giáng chức trong khi một số khác đã bị bắt và xử bắn vì đã để thua trận[216] Với Lệnh Số 270, Stalin đề ra mệnh lệnh rằng: bất cứ binh sỹ Hồng quân nào có hành vi đào ngũ hay đầu hàng quân địch thì đồng đội có quyền xử bắn tại chỗ, và gia đình của họ sẽ bị bắt giữ.[217] Trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến, cả quân đội Đức và quân đội Liên Xô đều đã bỏ qua các nguyên tắc của chiến tranh được đề ra trong Công uớc Geneva[208]. Liên Xô mạnh mẽ lên án hành động thảm sát những người cộng sản, người Do Thái, và người Romani của quân Phát xít.[208] Stalin đã khai thác triệt để tinh thần chống Quốc xã của người Do Thái, và vào tháng 4 năm 1942 ông đã quyết định tài trợ cho Ủy ban Do Thái chống phát xít (JAC) để thu hút sự ủng hộ của dân Do Thái cũng như của những người nước ngoài dành cho quân đội Xô viết trong cuộc chiến tranh với Đức quốc xã.[218]

Trung tâm thành phố Stalingrad sau khi được giải phóng, 2 tháng 2 năm 1943

Liên Xô quyết định liên minh với hai cường quốc của phe Đồng minh là Vương Quốc AnhHoa Kỳ.[219] Để phục vụ cho công cuộc kháng chiến, Liên Xô tăng cường phát triển công nghiệp ở miền trung nước Nga, tập trung gần như hoàn toàn sản xuất cho quân đội.[208] Họ đã đạt được năng suất công nghiệp rất cao, vượt xa Đức.[208] Trong thời gian diễn ra chiến tranh, Stalin đã tỏ ra khoan dung hơn đối với Giáo hội Chính thống Nga, ông cho phép Giáo hội tiếp tục hoạt động và đích thân ông đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Sergius vào tháng 9 năm 1943.[220] Bài hát Quốc tế ca, vốn là quốc ca của Liên Xô từ ngày đầu thành lập, đã được Stalin thay thế bằng một bài hát khác mang tính yêu nước hơn.[208] Quốc tế Cộng sản bị giải thể vào năm 1943,[221] và Stalin khuyến khích các đảng Mác-Lênin nước ngoài tập trung vào chủ nghĩa dân tộc hơn là chủ nghĩa quốc tế để mở rộng hơn sự ủng hộ trong nước của họ.[208]

Vào tháng 4 năm 1942 Stalin ra lệnh cho Hồng quân tổ chức một cuộc phản công ở miền đông Ukraine để chiếm lại Kharlov từ tay quân Đức, nhưng không thành công.[222] Đến tháng 6 năm 1942, Quân đội Đức mở cuộc tấn công vào thành phố Stalingrad; Stalin ra lệnh cho các chiến sĩ Hồng Quân phải giữ được thành phố bằng mọi giá.[208] Trận Stalingrad giữa Hồng quân Liên XôĐức Quốc xã đã diễn ra vô cùng khốc liệt. Đến tháng 2 năm 1943, sau khi Hồng quân phản công, quân Đức tại Stalingrad đầu hàng. Chiến thắng của Liên Xô trong trận Stalingrad đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc thế chiến.[219] 

Liên Xô phản công

Tháng 11 năm 1942, Quân đội Liên Xô đã bắt đầu phản công quân Đức ở cánh phía Nam trong chiến dịch Blau và mặc dù đã có 2.5 triệu binh lính Liên Xô thương vong trong nỗ lực đó, quân đội Liên Xô giờ đây đã chiếm được ưu thế trong phần còn lại của cuộc chiến ở mặt trận Phía Đông.[223] Đức đã cố gắng tổ chức một cuộc tấn công bao vây ở Kursk trong nỗ lực cuối cùng để giành lại thế chủ động trên toàn mặt trận, tuy nhiên rốt cuộc Hồng quân đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân địch.[224] Đến cuối năm 1943, Liên Xô đã chiếm lại được một nửa phần lãnh thổ đã bị quân Đức thôn tính từ năm 1941 đến năm 1942.[223] Mức sản xuất công nghiệp quân sự của Liên Xô cũng đã tăng đáng kể từ cuối năm 1941 cho đến đầu năm 1943 sau khi Stalin cho di rời tất cả các nhà máy về phía Đông, các nhà máy này trở nên an toàn trước cuộc xâm lăng của quân Đức và những cuộc oanh tạc bằng không quân của kẻ thù.[223]

Ở các nước Đồng minh phương Tây, Stalin ngày càng được nhìn nhận một cách tích cực hơn trong suốt cuộc chiến.[208] Năm 1941, Dàn nhạc giao hưởng London đã tổ chức một buổi hòa nhạc để kỉ niệm ngày sinh nhật của Stalin,[208] và trong năm 1942 tạp chí Times bình chọn ông là "Nhân vật của năm".[208] Khi Stalin biết được rằng người dân Tây Âu gọi ông bằng biệt danh trìu mến là "Chú Joe", ban đầu ông đã tỏ ra bị xúc phạm vì nghĩ đó là cách gọi không đàng hoàng.[225] Thủ tướng Anh Churchill đã bay đến Moskva để gặp gỡ Stalin vào tháng 8 năm 1942 và một lần nữa vào tháng 10 năm 1944.[226] Stalin hiếm khi rời Moscow trong suốt cuộc chiến,[208] khiến cho Tổng thống Mỹ Roosevelt và Churchill nhiều phen thất vọng bởi Stalin thường từ chối gặp gỡ họ.[208]

Trong tháng 11 năm 1943, Stalin đã có cuộc gặp với Churchill và Roosevelt tại Tehran, một địa điểm mà Stalin đã đích thân lựa chọn.[227]  Tại Tehran, ba vị nguyên thủ đồng ý rằng để ngăn chặn Đức tăng cường sức mạnh quân sự và tiếp tục gây chiến, nước Đức cần phải bị chia cắt một lần nữa.[208] Stalin cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn và ông liên tục kêu gọi Mỹ và Anh phải nhanh chóng mở một mặt trận Phía Tây chống lại Đức để giảm bớt áp lực đối với quân đội Liên Xô ở mặt trận phía Đông, cuối cùng, phe Đồng minh cũng đáp ứng yêu cầu của Stalin vào giữa năm 1944.[228] Stalin cũng bày tỏ mong muốn rằng, khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô sẽ được sáp nhập những lãnh thổ mà họ đã chiếm được của Ba Lan theo Hiệp ước Molotov–Ribbentrop với Đức, tuy vậy điều này đã bị Churchill phản đối.[223] Thảo luận về số phận của vùng Balkan, sau này trong năm 1944 Churchill đã đồng ý với lời đề nghị của Stalin rằng sau chiến tranh, Bulgaria, Romania, Hungary, và Nam Tư sẽ nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô trong khi Hy Lạp sẽ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.[229]

Năm 1944, Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình, họ bắt đầu tiến quân vào giải phóng vùng Đông Âu[223]. Hồng quân mở chiến dịch Bagration, một cuộc đại phản công chống lại Đạo quân Trung tâm của Đức.[230] và đã liên tiếp giành được thắng lợi. Quân đội Đức đã bị đẩy ra khỏi vùng Baltic, vùng đất này sau đó được tái sáp nhập vào Liên Xô.[208] Hồng quân tiếp tục tái chiếm vùng KavkazCrimea, một số nhóm sắc tộc thiểu số sống trong khu vực— Kalmyk, Chechen, Ingushi, Karachai, Balka, và nngười Tatar Krym—bị cáo buộc đã hợp tác với Phát xít Đức. Chính quyền Stalin sau đó đã giải tán những nước cộng hòa tự trị của họ và từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1944, phần lớn người dân của những khu vực này đã bị trục xuất đến Trung ÁSiberia.[231] Ước tính có hơn một triệu người đã bị trục xuất.[219]

Trong tháng 2 năm 1945, ba nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh đã gặp nhau ở Hội nghị Yalta.[232] Roosevelt và Churchill chấp nhận yêu cầu của Stalin rằng Đức phải trả Liên Xô 20 tỷ đô la tiền bồi thường, và Liên Xô sẽ được phép chiếm đóng quần đảo Sakhalin và quần đảo Kurile đổi lại việc Liên Xô cam kết sẽ tham gia cuộc chiến tranh chống Phát xít Nhật.[208] [233] Mặc dù che giấu những tham vọng của mình, Stalin đã đặt quyết tâm lớn vào việc chiếm được Berlin trước phe Đồng minh, tin rằng điều này sẽ giúp cho Liên Xô có thể dễ dàng kiểm soát châu Âu hơn sau cuộc chiến. Churchill đã tỏ ý lo ngại về điều này, và đã cố gắng để thuyết phục người Mỹ rằng các nước Đồng Minh phương Tây cũng nên theo đuổi mục tiêu tương tự, nhưng không thành công[208]. Vào tháng 4 năm 1945, Hồng quân chiếm đóng Berlin, Hitler tự sát, và Đức đầu hàng vô điều kiện.[234]

Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Iosif_Vissarionovich_Stalin //nla.gov.au/anbd.aut-an35519349 http://www.unog.ch/80256EDD006B8954/(httpAssets)/3... http://www.artukraine.com/famineart/uscongr4.htm http://atlasandco.com/images/uploads/samples/pdf/I... http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/08/140819... http://www.bbc.com/vietnamese/world-42706444 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513251/R... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513737/R... http://www.britannica.com/eb/article-28216 http://www.chriskaplonski.com/downloads/bullets.pd...